Chúng ta không lường trước đựơc nhu cầu cho thuê văn phòng lại tăng nhanh như vậy nên không có quy hoạch dài hạn để phát triển thị trường này.

Khái niệm nhà cao tầng còn khá mới mẻ ở nước ta. Chúng ta vẫn chưa có một chuẩn mực riêng cho nhà cao tầng ở Việt Nam và do đó chúng ta vẫn phải áp dụng những công thức tính toán của người nước ngoài trong thiết kế và xây dựng và chưa có đủ thời gian đẻ kiểm nghiệm độ bền của công trình. Do vậy sẽ có những vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng do đặc điểm khác biệt với nước ngoài như: khí hậu, địa chất, trình độ quản lý, con người …sẽ ảnh hưởng đến môi trường làm việc và sức khoẻ của mọi người sống và làm việc bên trong toà nhà.

Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp trong nước muốn làm phải liên kết với nhau, khi đó lại nảy sinh những khó khăn về phân chia quyền lợi hay mỗi khi ra quyết định. Ngay cả khi có vốn rồi thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng được văn phòng cho thuê bởi thiếu kinh nghiệm và thiếu tầm nhìn. Trong khi các cao ốc của nước ngoài xây dựng đều có những tiện ích đi kèm như khu văn phòng được xây dựng đi kèm dịch vụ tiện nghi như phòng họp , phòng hội thảo, bãi đỗ xe. Đi kèm với văn phòng cao cấp là khu trung tâm thương mại, khu mua sắm, khu nhà ở cao cấp với các dịch vụ tốt nhất, thì các doanh nghiệp của ta chỉ xây dựng vỏn vẹn mỗi văn phòng để cho thuê nên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế. Vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ tập trung vào lĩnh vực xây dung nhà ở có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn.

Nhân lực thiếu kinh nghiệm là điểm yếu nhất mà các công ty Việt Nam chưa thể khắc phục được. Mặc dù các công ty nước ngoài có tuyển nhân viên Việt Nam thì cũng đều phải đưa đi đào tạo lại ở nước ngoài. Do thiếu kinh nghiệm nên thiếu tính chuyên nghiệp, công tác quản lý chưa chuẩn hoá hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế.